Vân Hồ liên kết sản xuất, chế biến măng theo chuỗi giá trị
Lượt xem: 300

Thưa quý vị! Vốn là 1 loại cây mọc tự nhiên trong rừng và cũng là món ăn quen thuộc, đặc trưng không thể thiếu của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, giờ đây cây măng đã trở thành cây chủ lực giúp nhiều nông dân ở Vân Hồ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Nhận thấy giá trị kinh tế từ cây măng, tháng 4/2019, mô hình chuỗi măng sạch đầu tiên được triển khai tại 3 xã Xuân Nha, Tân Xuân và Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ thuộc Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch huyện Vân Hồ” trong Chương trình GREAT của Chính phủ Úc tài trợ. Thay vì khai thác măng tự nhiên như trước đây, người dân đã phát triển và mở rộng vùng trồng, phục vụ mục đích kinh tế gắn với trồng rừng, hình thành các liên kết sản xuất, chế biến măng theo chuỗi giá trị nông dân - tổ hợp tác - hợp tác xã - doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cho bà con. Là một trong những HTX măng sạch được thành lập sau khi Dự án triển khai tại huyện Vân Hồ, HTX sản xuất măng sạch Xuân Nha đã thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia và trồng mới 150ha măng Bát độ xuất khẩu. Hàng năm, HTX thu mua 50 tấn măng tươi cho người dân trong vùng và xuất khẩu 15 tấn măng hốc muối chua thành phẩm. Đây là một trong nhiều nông sản của huyện Vân Hồ có tem nhãn trích xuất nguồn gốc và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Chị Lò Thị Nguyễn, Giám đốc HTX Măng sạch Xuân Nha cho biết: khó khăn lớn nhất của chúng tôi bây giờ là nguồn về con người, thứ nhất là trình độ học vấn còn thấp, chưa có kinh nghiệm; thứ hai nữa là về nguồn vốn phát triển HTX chúng tôi còn khá khiêm tốn. Tôi mong muốn rằng trong thời gian tới là sẽ được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ nhiều hơn, sản phẩm của chúng tôi đến tay nhiều khách hàng và chúng tôi được nâng cấp các trang thiết bị trong nhà xưởng

Với chị Thị Tươi ở bản Bướt xã Tân Xuân cũng như nhiều chị em trong bản rất phấn khởi khi Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch huyện Vân Hồ” được triển khai tại xã. Bởi thay vì thu hái măng và sơ chế thủ công với giá cả bấp bênh như trước kia, tngày tham gia nhóm, tổ hợp tác măng sạch, các chị được hướng dẫn quy trình kỹ thuật sơ chế sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, đóng gói, hút chân không với bao bì, nhãn mác đầy đủ bán ra thị trường. Mỗi túi măng thành phẩm có trọng lượng 0,5 - 1kg, giá bán 200.000đ. Sản phẩm do chính mình tạo ra được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị, phục vụ “bữa ăn sạch” cho người tiêu dùng, đó là niềm tự hào của những người phụ nữ ở xã vùng 3 biên giới còn nhiều khó khăn này. Cũng nhờ sản xuất măng sạch mà gia đình chị Tươi và nhiều hộ dân khác có thu nhập cao hơn.

Chị Lò Thị Tươi, bản Bướt, xã Tân Xuân phấn khởi nói bây giờ sản phẩm măng của chúng tôi đã được công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, được thương lái và các công ty biết đến sản phẩm của chúng tôi

Để gia tăng lợi nhuận và đa dạng hóa sản phẩm từ măng, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, những HTX chế biến măng sạch đã được hình thành, giúp liên kết giá trị theo chuỗi, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện Vân Hồ đã thành lập được 3 HTX Măng sạch với tổng diện tích gần 200ha, măng bát độ, hàng năm thu hoạch trên 200 tấn măng tươi. Để phát triển bền vững và mở rộng thêm vùng nguyên liệu cho cây măng, huyện đã xây dựng đề án phát triển vùng nguyên liệu măng tre Bát độ theo chuỗi giá trị với quy mô trên 1000 ha chủ yếu tại 3 xã Xuân Nha, Tân Xuân Chiềng Xuân. Triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giúp các Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác và người nông dân yên tâm sản xuất, phát triển vùng trồng và thực hiện có hiệu quả chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm OCop”.

Ông Thái Bá Sinh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Hồ nhấn mạnh Đối với sản phẩm măng của huyện đã được công nhận 2 sản phẩm Ocop đó là sản phẩm măng nứa sấy khô và sản phẩm măng muối của 2 xã Xuân Nha và Tân Xuân. Đối với 1000 ha măng thì chúng tôi đang tiếp tục kết nối đối với các công ty ở trong và ngoại tỉnh để có thể chế biến và sản phẩm mang bát độ sẽ xuất khẩu ra các thị trường Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản

Ông Vì Văn Giới, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Nha thông tin: Đối với đảng ủy, HĐND, UBND xã Xuân Nha, nhận thấy cây măng là một trong những cây cho thu nhập ổn định cho bà con nhân dân, chính vì vậy mà hai ba năm trở lại đây chúng tôi cũng đã đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế và vận động bà con thứ nhất là bảo tồn, thứ hai phát triển loại cây này

          Trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm măng sạch với phương châm sản xuất đến đâu bán hết đến đó, các HTX đã đẩy mạnh liên kết với các Doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh để thu mua sản phẩm; đồng thời áp dụng phương thức bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, tạo lập trên trang facebook mangsachxuannha.vn để quảng bá, giới thiệu sản phẩm; hướng dẫn cách chế biến các món ăn từ măng; cung cấp số điện thoại để người tiêu dùng dễ dàng liên hệ và đặt mua sản phẩm. Với cách làm này, 2 năm trở lại đây, sản phẩm măng sạch Vân Hồ đã đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, được các Công ty, Doanh nghiệp đánh giá cao và tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành, tỉnh Yên Bái nhận định: Tôi thấy măng ở Vân Hồ, đặc biệt là ở Xuân Nha còn phát triển nhanh hơn cái vùng bản địa Yên Bái. Tôi nghĩ dự này mà thành công mà dưới sự hỗ trợ của nhà nước, nhất là của huyện, của tỉnh, hỗ trợ cho thêm người dân ở đây về cây giống thì việc phát triển trồng măng, tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn và vượt trội những cây khác. Hiện tại, chúng tôi cũng đã kí hợp đồng liên kết lâu dài bao tiêu sản phẩm cho các HTX; như với chúng tối khi đã phát triển vùng nguyên liệu bên này, chúng tôi cũng mong muốn diện tích tương đối, đủ theo yêu cầu, đủ quy hoạch chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọn và được sự giới thiệu của huyện chúng tôi sẽ thành lập xây dựng Nhà máy chế biến măng xuất khẩu tại đây

Với tiềm năng và lợi thế vùng miền cũng như sự vươn lên từ chính nội lực của nhân dân, mô hình măng sạch đang là hướng đi đúng, đóng góp chung cho sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện Vân Hồ trong tương lai. Thời gian tới, huyện Vân Hồ sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của các hợp tác xã trong điều hành sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, ứng phó và quản lý rủi ro nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 có nhiều diễn biến phức tạp, dần hình thành chuỗi giá trị nông sản hàng hóa bền vững.

T/h: Sa Vy, Thanh Tùng

1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập