Sơn La tăng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, thủy sản
Lượt xem: 129

Năm 2021, toàn tỉnh đã được cấp 220 mã vùng trồng với diện tích trên 4.847ha cây ăn quả và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Theo đó, đối với diện tích trồng cây ăn quả, có 125 mã được cấp để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với 4.077,23ha; 47 mã xuất khẩu sang thị trường Mỹ với diện tích 412,06 ha; 48 mã xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand...với diện tích 385,56 ha. Toàn tỉnh hiện có 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, tăng 3 sản phẩm so với năm 2020 gồm: chè Shan tuyết Mộc Châu; quả xoài tròn Yên Châu; cà phê Sơn La; 18 nhãn hiệu chứng nhận, 03 nhãn hiệu tập thể trong đó có 02 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài là chè Shan Tuyết và xoài tròn Yên Châu được bảo hộ tại Châu Âu có hiệu lực từ tháng 7/2020; chè Shan Tuyết được bảo hộ tại Thái Lan năm 2017. Có 83 sản phẩm OCOP được công nhận đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao. Tiêu biểu như Cà phê bột nguyên chất, Trà vỏ cà phê; Cá Tép dầu; Chè Trọng Nguyên; Mận sấy gừng, mận sấy mật ong, mận sấy thảo dược; Trà Xanh mây; Hồng giòn sấy dẻo; Ống hút tre Bình Mình; Gạo nếp tan Ngọc Chiến; Ống hút, cốc, dao, thìa dĩa tre Gia Phát; Trà Sencha; Ngọc trai Queenpearl; Điểm du lịch Pha Đin top; Điểm du lịch cộng đồng Ngọc Chiến….

Việc tăng mã số vùng trồng không những giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị nông sản Sơn La, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

T/h:Kiều Anh

1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập