Tháng Tạt Nàng, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
Lượt xem: 466

Huyện Vân Hồ là huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, chia tách từ huyện Mộc Châu theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên trên 97.000 ha. Vân Hồ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, Phía Đông giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phía Tây giáp huyện Mộc Châu. Phía Nam giáp các huyện Mường Lát, Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc giáp huyện Phù Yên-Sơn La và huyện Đà Bắc- tỉnh Hòa Bình. Là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, gắn với truyền thống kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc trong đó Thác Tạt Nàng thuộc bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, cách trung tâm huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La khoảng 45 km về phía nam. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh Thác Tạt Nàng là một cảnh quan sinh thái hiện đang giữ được các yếu tố tự nhiên rừng, núi, dòng chảy tạo nên thác nước. Không những ở nơi đây có cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng mà còn có giá trị về mặt lịch sử, tại di tích này đã phát hiện dấu vết cư trú của người tiền sử cách ngày nay hàng 1.000 năm, với các giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc ở bản Phụ Mẫu, bản Nà Bai... đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là loại hình kinh tế du lịch của địa phương.  

Thác Tạt Nàng là thác nước đẹp và hùng vĩ với chiều dài 150m, chiều cao hơn 100m, là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ nơi đại ngàn Chiềng Yên. Thác bắt nguồn từ hai dòng suối (suối Tạ Sam và Nà Piu) chảy từ dẫy núi phía tây thuộc địa phận bản Phụ Mẫu đổ xuống thung lũng với độ cao trên 100m tạo thành Thác Tạt Nàng. Tạt Nàng về mùa nước lớn Thác chảy thành 3 dòng, từ độ cao trên 100m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có dải mô đá rộng, phủ đầy cây đã xẻ dòng chảy thành 3 luồng nước, như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, khu rừng nguyên sinh, với những thảm thực vật xanh mướt, những cây dây leo mọc đan xen nhau. Tiếng thác chảy ầm ì, hòa với tiếng chim hót tạo thành âm thanh của núi rừng. Từ thác Tạt Nàng, du khách yêu thiên nhiên có thể đi theo những con đường mòn trong rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những những tảng đá lớn, hay chờ đợi hoàng hôn buông xuống để ngắm đàn dơi hàng ngàn con bay vào hang trú ẩn. Đến với nơi đây du khách còn được nghe những câu chuyện về nguồn cội của dòng thác đầy xúc động, mang đậm chất nhân văn sâu sắc.

Tạt Nàng theo cách gọi của dân địa phương là thác "Nàng". Chuyện kể rằng: " Ngày xưa vùng đất Phụ Mẫu có một gia đình sinh ra cô con gái xinh đẹp, da trắng như tuyết, gương mặt như trăng rằm, dáng đi uyển chuyển, mỗi lần đi lên nương chim rừng ngừng hót lặng lẽ ngắm cô, Huơu, Nai ngơ ngác nhìn. càng lớn càng xinh đẹp, cô lớn lên trong vòng tay âu yếm của gia đình và sự che chở của núi rừmg nơi cô sinh ra. Rồi chẳng mấy chốc cô đã trở thành thiếu nữ, đến tuổi yêu đương. Một hôm trên đường đi hái măng về khi lội qua khúc suối, đôi chân trắng nõn nà uyển chuyển dưới làn nước trong vắt, cô không để ý có một chàng trai đang theo dõi mình. Đó là chàng trai ở làng bên đang trên đường đi săn, mải ngắn cô không may chàng bước phải hòn đá trơn, trượt chân ngã xuống dòng suối. thấy tiếng động cô quay lại thì đã thấy chàng trai đang nằm ở dưới lòng suối, cô vội chạy lại đỡ chàng trai dậy. Qua nói chuyện, cô biết chàng trai có hoàn cảnh vô cùng éo le, cha mẹ chàng mất sớm, chàng phải ở cho người từ bé, lớn lên thiếu vắng sự yêu thương của cha mẹ, câu chuyện của chàng trai đã làm cho cô gái cảm động và mang lòng yêu thương chàng ngay từ lần gặp đầu tiên đó. Từ đó trở đi, cứ mỗi ngày bên dòng suối đó đôi trai gái lại hện hò, quấn quít và gửi gắm những lời hẹn ước cho tương lai. Lúc này ở phương bắc có giặc ngoại xâm đến quấy nhiễu, tại dòng suối này chàng trai tạm biệt cô gái lên đường giết giặc Ngày chia tay, cô gái tiễn người yêu tới núi Tạt Nàng cô nói với người yêu: "Anh đi đánh giặc em sẽ chờ, đón anh tại đỉnh của dòng thác này,  Chàng trai dặn cô gái: đánh tan giặc anh trở về, chúng mình sẽ làm lễ cưới. Họ chia tay trước sự chứng kiến của dòng thác hùng vĩ. Rồi bốn mùa rẫy trôi qua, một hôm Nàng nhận được tin Chàng không bao giờ trở về được nữa. Nàng âm thầm ra dòng thác trước lúc chia tay ngày nào, rồi tự nhiên hai dòng lệ của Nàng cứ thế tuôn trào hoà quyện với nước của  thác, để nước của dòng thác mang những giọt lệ của Nàng đến với Chàng. Rồi cứ thế không biết bao nhiêu ngày tháng trôi qua Nàng đã hoá đá ngay bên dòng thác...để chờ chàng. Xúc động trước tình yêu và lòng thuỷ chung của cô gái. Từ đó bà con trong bản đặt tên cho thác nước là thác Tạt Nàng (có nghĩa là thác Nàng)...

Thác Tạt Nàng xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã và đang trở thành điểm thăm quan lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, trải nghiệm, qua đó nhằm quảng bá về mảnh đất và con người xã Chiềng yên, huyện Vân Hồ nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung đến với du khách gần xa, góp phần đưa du lịch của xã Chiềng Yên và dulichj huyện nhà ngày càng phát triển.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập