Nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng, đồng thời tạo ra sinh kế bền vững cho người dân địa phương, vừa qua Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc (TABA), Công ty đầu tư và phát triển Tây Bắc (Agritage), TẬP ĐOÀN AUSTDOOR và nhóm học sinh Trường Concordia, Hà Nội cùng phối hợp trồng vườn rừng đa tầng tán tại khu suối Piu, bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ.
Chương trình được triển khai trên diện tích 1 ha với 10 hộ gia đình trong tổ hợp tác nông nghiệp và du lịch Suối Piu, bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên tham gia, Dự án do nhóm học sinh trường Trường Concordia, Hà Nội triển khai thực hiện. các em đã khảo sát địa điểm từ tháng 10 năm 2024, sau đó lên kế hoạch huy động vốn mua cây và các loại hạt giống để triển khai dự án.
PV: Em: ĐẶNG NGỌC GIA HÂN, DƯƠNG ĐỨC DUY- học sinh trường Concordia, Hà Nội
“Chúng em kêu gọi từ thiện hoặc là bán hàng ở trường ở những sự kiện ở trường để có thể gây quỹ cho ờ cho cái chiến dịch này, ngoài ra chúng con đã đi và đi gặp gỡ và đã kêu gọi tài trợ từ các công ty để có đủ tiền để làm dự án này”
“Năm sau chúng con sẽ có một dự án trồng cây nữa, chúng con sẽ trồng ở nơi gần đây, dự định mỗi năm sẽ trồng 1 ha”
Tại chương trình, các em học sinh và bà con nhân dân bản Phụ Mẫu đã tham gia trồng 500 cây gống gồm các loại cây dổi, trám, cây hồng giòn, cây mận và cây hoa nhài tại khu vực Suối Piu, bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên.
Pv: Em ĐỖ ĐỨC MINH - học sinh trường Concordia, Hà Nội
“Mục đích của dự án này là trồng để làm sống lại và khôi phục khu rừng này, vừa để trồng rừng và cũng có thể tạo sinh kế cho người dân, hiện giờ thì trong tương lai gần chúng em sẽ tiếp tục theo ở Vân Hồ này, để xem là kết quả nó sẽ như nào và nó có phát triển được đúng như dự tính ạ không thì em nghĩ là nên theo đấy nếu mà nó phát triển theo dự tính thì có thể tính sang các khu vực khác”
Mô hình vườn rừng bảy tầng tán nhằm mục đích hỗ trợ cho việc cải tạo đất tại các khu vực đất dốc, bị sói mòn và thiếu những cây rừng thay thế. Đồng thời giúp bà con cải tạo cảnh quan thiên nhiên ở quanh khu vực Suối Piu, kết hợp hướng tới phát triển du lịch sinh thái, tăng thêm nguồn thu nhập cho cộng đồng.
PV: Bà ĐINH THỊ HUYỀN – Giám đốc Trung tâm Tây Bắc
“ Khu vực này chúng tôi đã đi khảo sát và nhận thấy đây một vùng canh tác của bà con nông dân và hiện nay thì trung tâm Tây Bắc cũng đang đồng hành cùng với bà con để định hướng phát triển cái khu này trở thành khu nông nghiệp mà làm nông nghiệp sinh thái nông nghiệp hữu cơ kết hợp với cả các hoạt động du lịch trải nghiệm, vì vậy việc triển khai cái mô hình vườn rừng bảy tầng tám thì giúp chúng tôi có thể cải tạo đất và đảm bảo được cho bà con canh tác ở cái khu vực này sẽ giảm thiểu được các cái nguy cơ về sạt lở và xói mòn đất. Đồng thời giúp bà con nhân dân sẽ có thể khai thác được sinh kế từ mô hình này luôn với những cái tán cây rừng ở số một số hai, là những cái cây mà thân thân gỗ thì chúng tôi sẽ dùng để giữ đất và có tác dụng môi trường, với những cây ở tầng số ba, số bốn thì chúng tôi đang tập trung vào các loại cây ăn quả và cũng là những cây mà có thị trường đầu ra, khi phát triển mô hình rừng bảy tầng tán này thì chúng tôi đang muốn đấy là một ngôi nhà ba tác dụng đối với cả môi trường, với sinh kế của bà con nông dân và các cái cơ hội phát triển du lịch của cả xã Chiềng Yên
PV: ông HÀ TRỌNG BIẾN – Bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La
“Sau khi trồng xong, thì chúng tôi cũng có kế hoạch để bảo vệ và cùng nhau chăm sóc, nhất là chăm tưới nước ban đầu để đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt, tích cực chăm sóc để cây phát triển và này có nguồn thu nhập từ cây trái để cho bà con chúng tôi được hưởng lợi thay, mặt cho bà con ở trong bản xin chân thành cảm ơn những dự án đã đến với chúng tôi”
Chương trình sẽ góp phần gia tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, tạo cơ hội phát triển sinh kế cho người dân dựa vào mô hình Vườn rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
T/h: Minh Huệ, Lý Đức