Chỉ tính riêng năm 2018, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và số
4 trên địa bàn huyện Vân Hồ đã
xảy ra mưa lớn, kèm theo lũ và sạt lở đất tại 1 số địa bàn, toàn huyện có 2
người chết; 583 hộ thiệt hại về nhà
ở, trong đó: 11 hộ bị sập, cuốn trôi; 293 hộ di
dời khẩn cấp; 279 hộ
nằm trong vùng có nguy
cơ sạt lở cao; gần 400 ha cây, rau, màu bị cuốn trôi,
vùi lấp; nhiều tuyến đường tỉnh lộ, liên xã,
liên bản bị hư hỏng nặng, tổng thiệt hại lên đến 72,5
tỷ đồng… Để
chủ động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là các hiện tượng cực
đoan như lốc xoáy, lũ quét và sạt lở đất gây ảnh hưởng
đến cuộc sống của nhân dân. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, trọng tâm là công tác đảm bảo an toàn về người
và tài sản, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại; thực hiện có hiệu
quả phương châm “bốn tại chỗ”, gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư,
phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ; nâng cao năng lực xử lý tình
huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó; tăng cường thông tin,
tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, tránh; ứng phó
thiên tai; quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự
giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Mùa mưa lũ 2018, Tân Xuân là xã chịu ảnh
hưởng nặng nề với 201 hộ thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của 872 nhân khẩu, trong đó có 3 hộ bị sập và cuốn trôi; 64 hộ phải di dời khẩn
cấp; 132 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Nhiều công trình phúc lợi công cộng
như nhà văn hóa xã, 1 số điểm trường bị hư hỏng; trên 90 điểm sạt lở, khối lượng
vùi lấp lên đến hàng trăm nghìn m3; cùng nhiều diện tích đất canh
tác của bà con bị ảnh hưởng, thiệt hại…Tổng thiệt hại trên 20 tỷ đồng. Ngay trong
và sau mưa lũ, chính quyền xã đã phối hợp với các ban, ngành chức năng của tỉnh,
huyện nhanh chóng khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống cho nhân dân. Đến nay,
Tân Xuân đã cơ bản thông tuyến bước 1 các tuyến đường; di rời các hộ nằm trong
diện sạt lở cao đến nơi ở mới, bằng hình TĐC thức xen ghép; xây dựng kế hoạch
phòng, chống thiên tai năm 2019; tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động triển
khai các biện pháp ứng phó trước diễn biến phức tạp của mưa lũ có thể xảy ra…
Cũng như nhiều hộ gia đình trong xã,
gia đình chị Hà Thị Chiên ở bản Bướt, xã Tân Xuân cũng thuộc diện phải di dời đến
nơi ở mới. Nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, việc TĐC xen gép đã được bố
trí cho trên 50 hộ dân trong đó có
gia đình chị Chiên, đồng thời UBND huyện đã hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ
để các hộ di chuyển nhà ở, yên tâm sinh sống và sản xuất, xây dựng đời sống mới.
Với
địa hình rộng và phức tạp, đường đi lại từ huyện đến xã và từ trung tâm xã đi các
bản dễ bị chia cắt, cô lập khiến cho công tác ứng phó với mưa lũ và sạt lở đất của
huyện Vân Hồ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng
ứng phó trong mọi tình huống của các lực lượng phòng, chống thiên tai trên
địa bàn, sự phối hợp chặt chẽ, chủ động từ huyện đến cơ sở, công tác
PCTT của huyện Vân Hồ sẽ phát huy hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân.
T/h: Thanh Tùng