Tính đến hết năm 2018 huyện Vân Hồ có 1.127 ha chè, tập trung chủ yếu ở các
xã Tô Múa, Chiềng Khoa, Vân Hồ, Lóng Luông và Chiềng Yên, trong đó có 899 chè đã
cho thu hoạch, sản lượng chè búp tươi năm 2018 đạt trên 9 nghìn tấn; theo nhiều
hộ dân tham gia sản xuất chè kinh doanh chè cho, thu nhập từ cây chè cao gấp
2-3 lần so với trồng ngô và các loại cây lương thực khác. Nhận thấy lợi ích lớn
từ cây chè mang lại, huyện Vân Hồ đã tuyên truyền, vận động bà con nhân dân
chuyển đổi diện tích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày sang trồng chè.
Phỏng vấn: Ông Đỗ Đức Hưng - Phó Trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vân Hồ, Sơn La
Tô Múa là xã có diện tích chè lớn nhất trong toàn huyện với trên 390 ha,
cây chè được trồng ở hầu hết trên diện tích đất đồi của 15 bản với trên 80% số
hộ dân trong xã tham gia sản xuất, kinh doanh chè năng suất trung bình đạt 9-10 tấn chè búp tươi/ha.
Phỏng vấn: Bà Đỗ Thị Lộc bản Liên
Hưng, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, Sơn La.
Vân Hồ cũng là xã có diện tích chè lớn, với hơn 200 ha chè. Xác định chè là
cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, xã Vân Hồ đã tuyên truyền vận
động nhân dân, trồng và chăm sóc diện
tích chè hiện có trên địa bàn, vì vậy diện tích cũng như sản lượng chè của xã
năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2018 năng suất chè của xã đạt 9,5 tấn/ ha,
sản lượng chè đạt 1.425 tấn.
Cũng như xã Vân Hồ
và xã Tô Múa, cây chè được người dân Xã Chiềng Yên đưa vào trồng từ những năm
90 của thế kỷ 20, tuy nhiên do nhận thức của bà con nhân dân còn thiếu hiểu biết
về kỹ thuật chăm sóc cây chè, do đó chất lượng, hiệu quả năng suất thấp. Nhưng
trong những năm gần đây được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự
chịu khó tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cây chè của bà con
nhân dân, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng chè, kết
quả cho thấy cây chè đã mang lại giá trị kinh tế cao, ổn định so với những loại
cây trồng ngắn ngày. Vì vậy từ năm 2006 bà con nhân dân đã bắt đầu chuyển đổi
diện tích đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày sang trồng chè.
Phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Thanh, Tiểu khu 1, xã Chiềng
Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La
Phỏng vấn : Bà Đào Thị Khương Tiểu khu 1, xã
Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La.
Từ
những hiệu quả tích cực đạt được, người dân nơi đây đã nhân rộng và phát triển
diện tích trồng chè, tính đến năm 2018 toàn xã có trên 70ha chè trong đó có
trên 51ha đang cho thu hoạch. Sản lượng chè búp tươi toàn xã năm 2018 đạt gần
200 tấn. Để giúp tăng năng xuất, chất lượng chè, những năm qua huyện Vân Hồ đã
chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với xã Chiềng yên thực hiện nhiều biện
pháp hỗ trợ người dân đưa các giống chè có năng suất, chất lượng cao vào trồng,
đồng thời tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cải tạo
cây chè, nhất là việc chăm sóc vụ chè đông - xuân, nhằm nâng cao hiệu quả năng
suất sản lượng chè búp tươi góp phần tăng nguồn thu nhập cho các hộ trồng
chè.
Phỏng vấn: Ông Đỗ Minh Thanh - Phó chủ
tịch UBND xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
Ngoài
việc bán chè búp tươi cho các thương lái, các hộ gia đình còn đầu tư một số
trang thiết bị như máy sao, máy vo chè để sơ chế, sản xuất chè tại gia đình. Việc
sơ chế, chế biến chè tại nhà giữ được sự tươi, thơm ngon của chè. Do sản xuất
thủ công nên giá thành chè khô được bán ra thị với giá cao hơn vừa đáp ứng được
nhu cầu sử dụng chè sạch tại địa phương, vừa nâng cao thu nhập cho gia đình.
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Xuân Vĩnh Tiểu khu 1, xã Chiềng
Yên, huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La
Hiện nay huyện Vân
Hồ có 07 doanh nghiệp, HTX sản xuất kinh doanh chè như Công ty Cổ phần chè Chiềng
Đi, Công ty Satoel Nhật Bản, nhà máy chè Đại lộc xã Lóng Luông… Để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng
sản phẩm chè, huyện đang tiếp tục tuyên truyền,
vận động nhân dân các xã trồng chè tham gia xây dựng khu vực sản xuất chè chất
lượng cao tập trung; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn người
dân áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, thực hiện mô hình sản xuất chè an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, từng bước nâng cao chất lượng, sản lượng chè chè
Vân Hồ đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng.
Phỏng vấn: Ông Đỗ Đức Hưng - Phó Trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vân Hồ, Sơn La
Trong thời gian tới, cùng với việc chú trọng mở rộng
diện tích, huyện Vân Hồ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để
nâng cao kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây chè hiện
có. Đồng thời, khuyến khích các hộ, các tổ chức đẩy mạnh ứng dụng
các biện pháp khoa học kỹ thuật trong thâm canh và cơ giới hóa
trong khâu thu hoạch và chế biến sản phẩm chè trên địa bàn.
T/h: Minh Huệ - Mạnh Kiên